Cây chuối nguồn gốc, đặc điểm và lợi ích đối với sức khỏe

Chuối là loài cây đã quá thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nguồn gốc, đặc điểm, những tác dụng của loại cây này. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về cây chuối qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Nguồn gốc của cây chuối

  • Họ chuối: Musa troglodytarum.
  • Giới: Plantae.
  • Ngành: Magnoliophyta.
  • Họ: Musaceae.

Chuối là cây ăn quả được trồng phổ biến ở trên thế giới, thuộc chi Musa. Cây chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Hiện nay, chuối được trồng rộng rãi ở ít nhất 107 nước trên thế giới.

Đặc điểm của cây chuối

  • Chuối là cây thân thảo lớn, có nhiều bẹ, chiều cao trung bình từ 2 – 4m, thân bóng, tròn, càng lên cao thì thân càng nhỏ.
  • Lá chuối to và dài, gân lá đối xứng nhau qua sống lá, có màu xanh lá mạ, mềm, mỏng khi còn non. Lá chuối chuyển sang màu sang đậm, gân lá nổi rõ khi già và khi khô chuyển sang màu nâu.
  • Hoa chuối được nở ra từ bắp chuối có màu đỏ, thường là hoa lưỡng tính, đầu hoa ra một hoa đực riêng, không sinh sản được gọi là bắp chuối.
  • Cây chuối ra quả thành từng nải, các nải xếp thành từng tầng một tạo thành buồng chuối. Quả chuối khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng tươi. Mỗi một nải chuối có khoảng 12 – 16 quả.

cây chuối

Phân loại cây chuối

Ở nước ta, cây chuối được trồng rộng rãi với nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến:

Chuối tiêu

Gồm có chuối tiêu lùn, tiêu nhỏ và chuối tiêu cao. Năng suất từ trung bình đến rất cao. Chuối tiêu có vị thơm ngon, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu mùa đông lạnh.

Chuối tây

Gồm có chuối tây sứ, chuối tây hồng và chuối tây phấn. Chuối tây được trồng ở nhiều nơi, cây cao, sinh trưởng và phát triển khỏe, không kén đất trồng, khả năng chịu nóng hạn tốt. Quả chuối tây mập mạp, ngọt đậm nhưng không thơm bằng các giống chuối khác.

Chuối ngự

Gồm các loại chuối ngự tiến vua, chuối ngự mắn. Cây chuối ngự cao khoảng 2,5 – 3m, quả nhỏ có màu vàng óng sáng đẹp, thịt quả chắc, có vị thơm đặc biệt nhưng cây lại cho năng suất thấp.

Chuối ngốp

Gồm chuối ngốp thấp và chuối ngốp cao. Cây cao khoảng 3 – 5m, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, chịu bóng, ít bị sâu bệnh, có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở những vùng đồi núi. Quả chuối ngốp tương đối lớn, có vỏ dày, khi chín có màu nâu đen, thịt quả nhão và hơi chua.

Chuối bom

Loại chuối này được trồng rộng rãi ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp. Thời gian sinh trưởng của chuối bom ngắn nên hệ số sản xuất cao.

Bên cạnh các loại chuối ở trên, Việt Nam còn các loại chuối khác như chuối lá, chuối mắn, chuối hột nhưng giá trị kinh tế thấp nên diện tích trồng không nhiều.

Một số công dụng phổ biến của cây chuối

Đối với người dân Việt Nam không ai là không biết đến cây chuối. Loại cây này dễ trồng, phát triển ở nhiều nơi và có nhiều công dụng.

Quả chuối là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Lá chuối thường được sử dụng để gói xôi, gói bánh… Thân chuối được sử dụng để làm thức ăn cho lợn, gà,… Hoa chuối thường được sử dụng để làm món nộm…

Như vậy mới qua một số công dụng phổ biến mà người dân hay sử dụng đã cho thấy cây chuối vô cùng hữu ích. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được hết.

Chuối ngự

Lợi ích của cây chuối đối với sức khỏe

Bên cạnh những công dụng phổ biến được nhiều người biết đến, cây chuối còn có khả năng phòng và chữa được một số loại bệnh, tăng cường sức khỏe cho con người. Dưới đây là một số lợi ích của loại cây này.

Tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật

Quả chuối có chứa rất nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa, hạn chế bệnh tật. Ăn chuối thường xuyên giúp tăng cường thị lực, giải độc cơ thể, cải thiện chức năng tiêu hóa, điều hòa đường huyết… Nhờ đó, sức khỏe được nâng cao, hạn chế được nhiều bệnh tật.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một tác dụng tuyệt vời mà ít người biết đến của cây chuối đó chính là khả năng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Để sử dụng phương thuốc này, bạn hãy sử dụng nước ép thân cây chuối, uống 2 đến 3 lần trong một tuần. Loại nước ép này lợi tiểu và có khả năng giúp thải độc hiệu quả.

Điều trị táo bón

Một cách khá đơn giản để điều trị chứng táo bón đó là sử dụng hoa chuối. Hoa chuối có thể dùng để nấu chín ăn giống như một loại rau hoặc cũng có thể làm nộm. Nộm hoa chuối là món ăn dân dã mà ngon miệng thường gặp ở vùng nông thôn. Hoa chuối giàu protein, vitamin và flavonoid. Trong y học cổ truyền, hoa chuối được sử dụng để điều trị táo bón, điều trị viêm phế quản và các vấn đề viêm loét.

Hỗ trợ giảm cân

Thân cây chuối có thể chế biến để làm món ăn giúp tăng cường chất xơ, điều hòa huyết áp và giải độc cơ thể. Đặc biệt đối với những người muốn giảm cân thì sử dụng thân cây chuối mỗi tuần một lần sẽ giúp hỗ trợ giảm cân an toàn mà hiệu quả.

Chữa đau mỏi xương khớp

Có nhiều loại chuối khác nhau trong đó chuối hột là loại có nhiều công dụng y học hơn cả. Theo nhiều tài liệu cho biết, sử dụng hạt chuối hột giã nát rồi đem ngâm với rượu để uống hay để xoa bóp rất tốt cho những người hay bị đau mỏi xương khớp, đau lưng…

Chữa sỏi thận

Có nhiều bài thuốc dân gian về chữa sỏi thận bằng chuối hột được nhiều người áp dụng và đã cho thấy hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu cho biết trong vỏ quả chuối hột có chứa các chất Saponin, enzyme polyphenol, các hợp chất Uronic, Flavonoid anthocyanosid… Đây là những chất cần thiết và tốt cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, bồi bổ và tăng cường sức khỏe.

Để chữa sỏi thận bằng chuối hột thì có thể áp dụng nhiều cách khác nhau tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Một số cách được sử dụng phổ biến như:

  • Nghiền hạt chuối hột ra thành bột để pha nước uống: Quả chuối hột chín đem bóc vỏ tách lấy hạt, phơi hoặc sấy khô, rồi đem nghiền thành bột. Pha bột hạt chuối hột với nước và uống sau bữa ăn.
  • Sắc nước chuối hột xanh phơi khô để uống: Chuối hột xanh cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị sỏi thận. Đem chuối xanh rửa kỹ cả vỏ, thái lát mỏng, phơi khô rồi sắc với nước để uống. Uống khi còn ấm nóng, mỗi lần 1 cốc, ngày nên uống từ 2 đến 3 lần. Sử dụng kiên trì trong khoảng một tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
  • Ngâm rượu chuối hột: Chọn những quả chuối hột loại nhỏ, chín tới đem bóc vỏ, thái lát rồi phơi hoặc sấy khô sau đó đem ngâm với rượu khoảng 3 tháng, nếu hạ thổ được là tốt nhất. Mỗi ngày uống một chút rượu chuối hột trước bữa ăn và dùng kiên trì trong 3 – 6 tháng để có được hiệu quả.

cây chuối hột chữa sỏi thận

Lưu ý khi sử dụng chuối để chữa bệnh

Cây chuối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không vì vậy mà sử dụng tùy tiện. Nếu sử dụng nhiều thân chuối, hoa chuối, rượu chuối quá mức hay ăn quả chuối vào lúc đói sẽ không tốt cho dạ dày…

Sử dụng chuối để chữa bệnh cần kiên trì không nóng vội, không sử dụng quá liều. Đồng thời cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt khoa học và điều độ thì mới giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và điều trị bệnh tật được hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi có bệnh cũng không nên chủ quan chỉ sử dụng các bài thuốc từ chuối. Nếu bệnh tình có dấu hiệu nặng hay không đỡ bạn cần thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi chia sẻ về những tác dụng của cây chuối. Hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *