Cây sài đất có nhiều tên gọi như ngổ núi, cúc nháp, hoa múc, húng trám… Đây là một cây thuốc dân gian với nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị một số loại bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh của loài cây này.
Nội dung bài viết
Đặc điểm của cây sài đất
Cây sài đất có màu xanh với những chiếc lá gắn liền thân cây mà không có cuống lá. Lá có hình bầu dục, mọc đối nhau, mép lá có những răng cưa và bề mặt lá có lông. Hoa có màu vàng tươi thường mọc thành từng cụm. Đây là loại cây thường mọc lan rộng và nằm sát mặt đất. Thân cây mọc đến đâu thì có rễ mọc ra đến đó và tạo thành những khúc nhỏ.

Công dụng của cây sài đất
Cây sài đất được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt là các công dụng chữa bệnh mang lại những hiệu quả tuyệt vời mà rất lành tính. Cụ thể loại cây này có những tác dụng như sau:
Điều trị bệnh viêm da cơ địa mãn tính
Rất nhiều người hiện nay mắc bệnh viêm da cơ địa. Một trong những căn bệnh không quá nguy hiểm song lại gây ra sự mất tự tin về tính thẩm mỹ và sự ngứa ngáy khó chịu. Đây cũng được xem là loại bệnh khó chữa trị dứt điểm. Nếu bạn đang gặp phải bệnh này hãy thử dùng cây sài đất.
Loại cây này có công dụng chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng cây sài đất kết hợp với một số loại thuốc nam khác như cam thảo, kim ngân hoa và ké đầu ngựa. Hoặc bạn có thể dùng kết hợp với bồ công anh, khúc khắc và kim ngân hoa. Đem đun sôi lấy nước để uống hàng ngày. Bài thuốc này cũng dùng để chữa các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, viêm da…
Trị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra tử vong vì vậy không thể chủ quan với căn bệnh này. Bệnh này thường bị nhầm tưởng với các bệnh sốt virus thông thường nên cần hết sức chú ý. Nếu phát hiện mắc bệnh bạn có thể sử dụng cây sài đất đun cùng sắn dây, cam thảo sau đó lọc lấy nước để uống. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên uống ngay khi nước vẫn còn ấm và sau khi ăn.
Hạ sốt, giảm ho
Đây là công dụng mà ít người biết đến của cây sài đất. Cách dùng như sau: Cây sài đất sau khi được đem sao khô hòa thêm nước sau đó giã nát, lọc lấy nước uống, còn bã dùng để đắp vào trán, tay, chân hoặc cơ thể sẽ giúp giảm sốt nhanh chóng. Bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc hạ sốt làm hại thận.
Bên cạnh đó, loài cây này còn có tác dụng làm giảm ho đặc biệt là các bệnh ho gà hay ho ra máu. Bạn cũng nên dùng cây sài đất kết hợp với bách hợp, trắc bách diệp, tử chu thảo để trị khạc ho ra máu. Bạn có thể dùng uống nước cây sài đất thay trà hàng ngày để trị ho. Để thấy được hiệu quả bạn nên dùng thường xuyên trong vòng ít nhất 1 tháng. Mỗi ngày bạn nên uống từ 2 đến 3 lần.
Trị các bệnh viêm bàng quang, viêm gan, vàng da
Việc sử dụng các loại thuốc cổ truyền kết hợp với nhau như kim ngân, thổ phục linh, cam thảo và cây cài đất sẽ tạo ra bài thuốc chữa bệnh viêm gan, vàng da vô cùng hiệu quả. Giúp giảm bớt khả năng nhiễm độc gan đồng thời ngăn chặn các bệnh viêm gan ác tính. Còn với bệnh viêm bàng quang để chữa trị bạn hãy dùng cây sài đất cùng cây bồ công anh, sa tiền tử sắc mỗi ngày 1 tháng và chia làm 2 lần sử dụng.
Chữa viêm chân răng, nhiệt miệng
Cây sài đất có tính hàn nên rất mát nên điều trị nhiệt miệng hay chảy máu, viêm chân răng rất tốt. Đặc biệt còn chữa cả bệnh hôi miệng, đau bụng. Công dụng này thường được nhiều người sử dụng do đạt được hiệu quả ngay tức thì. Việc sử dụng cũng khá dễ dàng vì bạn có thể dùng ăn sống mà không cần phải sắc nước hay phơi khô.
Chữa tắc tia sữa
Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa có thể sử dụng cây sài đất giúp tiêu viêm sưng đau do bị tắc tia sữa đồng thời làm thông tia sữa. Bài thuốc này vừa dễ làm, vừa an toàn, không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Nước lá tắm cho trẻ
Trẻ nhỏ có thể sử dụng lá cây sài đất làm nước tắm giúp giảm rôm sảy, sạch mụn nhọt, mụn sữa… Bạn chỉ cần lấy lá rửa sạch sau đó vò nát và đun với nước để tắm cho trẻ mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Trước khi sử dụng cây sài đất để các chữa bệnh bạn đang mắc phải thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời bạn cần sử dụng đúng cách với liều lượng phù hợp không nên sử dụng quá nhiều và lạm dụng.
Cần làm sạch và bảo quản cẩn thận trước khi sử dụng tránh để hư hỏng, ẩm mốc. Đặc biệt chú ý sử dụng đúng loại cây tránh việc sử dụng nhầm loài cây khác có đặc điểm tương tự.
Trên đây là một số thông tin về công dụng của cây sài đất. Bạn có thể tìm hiểu để sử dụng trong việc điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Hoa đồng tiền: Ý nghĩa, các loại, hợp mệnh nào, cách trồng và chăm sóc