Khổ qua (mướp đắng): Tác dụng và cách trồng tại nhà đúng năng suất cao

Khổ qua hay mướp đắng là loài thực vật có nhiều công dụng với con người. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những kiến thức bổ ích.

Đặc điểm cây khổ qua

  • Tên thường gọi: Khổ qua và mướp đắng
  • Tên khoa học: Momordica charantia
  • Họ: Bầu bí
  • Nguồn gốc: Khổ qua là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông nam á, Việt Nam.

Khổ qua hay mướp đắng là cây leo, có thể dài đến 5m, trồng theo mùa vụ. Lá mướp đắng có màu xanh mềm, mọc cánh, xe 3 – 9 thùy. Hoa khổ qua có màu vàng, mọc ở mách lá, cuống hoa đực ngắn và cuống hoa cái dài. Hoa mướp đắng được thụ phấn nhờ ong. Quả được thu hoạch sau 2 tuần được thụ phấn, trong mỗi quả chứa 20 – 30 hạt. Quả mướp đắng rất giàu vitamin C và chất sắt được dùng giống như một loại rau ăn.

Hiện nay, mướp đắng có nhiều giống như: Giống lai F1: Polo 192 , May 185, giống 242, TH-12, giống quả nhỏ, khổ qua rô, khổ qua xiêm. Trong đó, khổ qua ô rô có vị đắng nhiều được trồng làm trà.

Từ khi được gieo hạt đến khi thu hoạch được quả thì chỉ mất khoảng 2 tháng, cây có quả cứ 2 – 3 ngày có thể thu hoạch được.

khổ qua

Công dụng của cây khổ qua

  • Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt
  • Phòng chống ung thư
  • Giảm thấp đường huyết
  • Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy
  • Chữa ho
  • Chữa thấp khớp

Những bài thuốc từ mướp đắng

Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

  • Mướp đắng trộn rau cần, tương mè và tỏi nhuyễn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
  • Trà mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
  • Nước mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau

Các món ăn chế biến từ khổ qua

  • Canh mướp đắng nấu với chả cá thác lác viên
  • Khổ qua nhồi thịt hầm
  • Khổ qua ăn sống với ruốc bông
  • Khổ qua xào với trứng
  • Mứt khổ qua
  • Trà khổ qua
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Gỏi khổ qua tôm mực
  • Khổ qua xào bột tề
  • Thịt nạc hầm khổ qua củ cải
  • Khổ qua xào cà rốt
  • Khổ qua xào thịt nạc
  • Khổ qua xào đậu phụ
  • Nước chiết khổ qua ướp đường

Khổ qua xào với trứng

Tác hại của khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng có vị đắng nhẹ được nhiều người ưa chuộng dùng chế biến món ăn. Nhưng nếu quá lạm dụng hoặc chế biến không đúng cách có thể gây ra men gan cao, thiếu máu, giảm huyết áp, giảm khả năng thụ thai ở nữ giới, ảnh hưởng đến thai nhi.

Do đó, người lớn chỉ nên ăn 1 bữa/tuần, phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai thì chỉ dùng 1 lần/tháng và lượng khổ qua không được vượt quá 200g/bữa ăn. Đối với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi không cho trẻ ăn.

Cách trồng cây khổ qua

  • Chọn giống: Khổ qua quả trắng hoặc khổ qua quả xanh, lượng hạt giống 500g/1000m2
  • Thời vụ: Mướp đắng là cây dễ thích nghi nên có thể trồng quanh năm. Vào mùa mưa, trồng mướp đắng ap
  • Khâu chọn giống: Có 2 loại khổ qua trái trắng và khổ qua trái xanh. Lượng hạt giống: 0,5kg/1.000m2
  • Xác định thời vụ: Khổ qua là loại cây dễ thích ứng nên có thể trồng được quanh năm. Đặc biệt, trong mùa mưa, việc trồng khổ qua áp dụng màng phủ nông nghiệp sẽ cho năng suất cao.
  • Chuẩn bị đất: Khổ qua phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, tốt nhất là loại đất thịt pha cát. Đất phải được cày xới làm sạch cỏ và phơi 15-20 ngày trước khi trồng. Trồng canh tác thì cần lên kiếp rộng từ 0,6 – 0,8m, để tăng độ ẩm đất thì cần tưới nước nhiều. Tiếp đến căn màng phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để không cho cỏ mọc, lấy tre ghim màng phủ lại để tránh gió bay. Sau đó đục lỗ gieo hạt, mỗi lỗ gieo hạt cách nhau 0,55m.
  • Bón lót: Chuẩn bị đất xong thì bón lót vôi 80 – 100kg/1000m2. Bón phân chuồng hoai ở giữa ti hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia 1,2m.

Chuẩn bị hạt và gieo hạt

Ngâm hạt giống vào nước ấm (pha nước theo tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh) trong 5 – 6 tiếng rồi vớt ra ủ vào khăn ẩm, sau 24h đem rửa sạch lớp nhờn bên ngoài, rồi ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo hạt.

Gieo hạt trực tiếp vào đất sâu 0,2cm, rồi phủ thêm lớp rơm mỏng hoặc lớp phân chuồng hoai hoặc lớp tro hoai để phủ hạt. Mỗi một hốc cho 1 hạt. Dùng Basudin 1kg/1.000m2 để xử lý côn trùng gây hại. Có thể trồng dự trừ một số hạt trong bầu đất để trồng dậm những cây chết không lên hoặc cây bị sâu bệnh phá hại.

Cách trồng cây khổ qua

Bón phân

Sử dụng phân Urê 20kg và 5kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày/lần. Dùng cây dài có đường kính 1,5cm, đục lỗ sâu 0,3cm, cách chây mướp đắng 15cm, bỏ phân vào lỗ với lương 1 muỗng canh phân urê. Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây mướp đắng trên mặt luống bón 1 muỗng canh phân DAP vào lỗ.

Trường hợp cây khổ qua phát triển chậm có thể xịt phân bón lá vi sinh để kích thích ra hoa kết trái theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Cắm trà le và giăng dây làm giàn

Tiến hành cắm trà khi cây con có 3 – 4 lá nhám, mỗi cây cắm 1 cây trà dài 2,2 – 2,5m. Sau đó giăng dây làm dàn để khổ qua leo. Cây leo càng cao thì càng nhiều quả. Nên sử dụng lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, lưới này sẽ dùng được nhiều vụ.

Phòng ngừa sâu bệnh

  • Sử dụng Homectin phun phòng trừ để phòng trừ sâu xanh
  • Dùng Mimic,Brightin để phòng trừ sâu vẻ bùa, rệp sáp, các loại rầy mềm
  • Topsin, Mataxyl… để phòng bệnh đốm lá
  • Vali,Exin,Sincosin để phòng trừ bệnh héo cây

Thu hoạch

Khi quả khổ qua chuyển sang màu sáng bóng thì tiến hành thu hoạch. Thông thường, mướp đắng trồng chậu khoảng 50 ngày thì thu hoạch được, nếu chăm sóc tốt thì cây có thể cho quả kéo dài 30 – 45 ngày.

>> Có thể bạn quan tâm: Rau mồng tơi: Thành phần dinh dưỡng, tác dụng và cách trồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *