Khoai tây là cây lương thực, thực phẩm được ưa chuộng ở trên thế giới. Vậy loài cây này có đặc điểm hình thái, giá trị dinh dưỡng, công dụng, cách trồng và chăm sóc như nào để cho năng suất cao hay chế biến thành những món gì…. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Nội dung bài viết
Đặc điểm hình thái, sinh thái của cây khoai tây
Khoai tây có tên khoa học, tên tiếng anh là Solanum tuberosum, là cây thân thảo trồng lấy củ thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây khoai tây có xuất xứ miền nam Peru và cực Tây bắc Bolivia. Sau đó, người Tây Ban Nha du nhập củ khoai tây vào châu Âu, rồi loại củ này được vận chuyển theo đường biển đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cây khoai tây sinh trưởng và phát triển tốt ở đất hơi chua, thoát nước tốt và màu mỡ. Thân cây có thể cao đến 60cm. Cây ra khoa vào cuối mùa sinh trưởng (khoảng 3 – 4 tháng sau khi trồng). Hoa khoai tây có thể là màu đỏ, hồng, trắng, xanh hoặc tím. Rễ của khoai tây tương đối ngắn, đa phần nằm trong khoảng 60cm từ mật đất. Một cây khoai tây khỏe mạnh có thể tạo ra 3 – 25 củ khoai tây.
Củ khoai tây là sự phát triển của thân bò lan, phình ra để sử dụng làm cơ quan lưu trữ, đó là đoạn cây phồng to chuyên biệt hóa. Củ khoai có mọi phần của đoạn thân cây thông thường, gồm các đốt (hay còn gọi là các mắt) và gióng.
Khác với các loại cây trồng khác, cây khoai tây không cần ong bướm hay bất cứ loài thụ phấn nào khác để tạo ra củ khoai tây. Tuy nhiên, cây vẫn cần thụ phấn cho hoa để tại ra “hạt giống thật”. Sau khi ra hoa, cây cho quả nhỏ có màu xanh chứa hạt giống thật. Hạt giống thật hay quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc solanine, alkaloid nên không dùng để ăn được. Có thể sử dụng hạt giống thật để trồng khoai tây nhưng sẽ dẫn đến việc tạo ra khoai tây khác nhau với đặc tính không giống nhất. Trong khi đó, tính đồng nhất là một trong số ưu tiên hàng đầu của người trồng khoai tây. Chính vì thế, người nông dân hường trồng từ khoai tây giống để tại ra những dòng vô tính của cây giống mẹ.
Cây khoai tây là cây lâu năm nhưng người nông dân thường trồng thành cây hàng năm do khi thu hoạch khoai tây thì cần đào củ lên, nhổ bỏ rễ nên sẽ phá hủy cây.
Lưu ý: Lá khoai tây có độc tính và không có giá trị dinh dưỡng nên tốt nhất không nên ăn.

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và một số các hóa chất thực vật như carotenoit và phenol tự nhiên. Trung bình một củ khoai tây có kích cỡ trung bình chứa khoảng 26g carbohydrate. Đây là thành phần chính của khoai tây. Hình thức tồn tại chủ yếu của carbonhydrate là tinh bột, một phần nhỏ là tinh bột kháng, có lợi cho sức khỏe giống như chất xơ giúp tăng khả năng nạp glucose, chống ung thư ruột kết, giảm chất báo trung tính trong huyết tương, giảm nồng độ cholesterol và tạo cho người ăn cảm giác no lâu.
Cách chế biến khoai tây cũng làm thay đổi đáng kể hàm lượng chất dinh dưỡng của khoai tây. Chẳng hạn khi nấu chín nóng hổi thì chứ 7% tinh bộ khoáng, trong khi đó để nguội thì tăng lên 13%.
Nhìn chung, trung bình 100g khoai tây đã nấu chín (không có gia vị và chưa bóc vỏ) thì có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo 87
- Nước 77%
- Carb 20,1g
- Chất đạm 1,9g
- Chất xơ 1,8g
- Đường 0,9g
- Chất béo 0,1g
Bên cạnh đó, khoai tây còn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất có giá trị dinh dưỡng như: Vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin C, canxi, kali, photpho, magie, sắt, natri.
Công dụng của khoai tây
Khoai tây có các tác dụng, công dụng tốt cho sức khỏe sau:
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Khoai tây có chứa một số hợp chất, khoáng chất như kukoamines, axit chlorogenic có tác dụng giảm huyết áp, làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Hàm lượng kali có trong củ khoai tây cũng giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp và bệnh về tim mạch.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa catechin có trong khoai tây tím giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Ăn khoai tây sẽ tạo cảm giác no lâu nên góp phần kiểm soát cân nặng rất tốt.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Tinh bột khoáng có trong khoai tây có tác dụng chống tiêu hóa từ enzym trong dạ dày và ruột non. Chất này còn nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện được sức khỏe tiêu hóa.
- Tăng cường sức khỏe cho mắt: Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh 2 chất zeaxanthin và lutein là thành phần thiết yếu cho sức khỏe của mắt. Trong đó, Lutein được tìm thấy ở trong củ khoai tây vàng, chất oxy hóa carotenoid giúp tăng cường sức khỏe cho mắt.
Một số lưu ý khi ăn khoai tây
Khi ăn khoai tây, bạn cần chú ý những điều sau:
- Có thể bị dị ứng, dù dị ứng khoai tây khá hiếm gặp. Một số trường hợp xảy ra dị ứng khoai tây đã được chế biến do chất patatin trong khoai tây gây ra.
- Nếu không biết cách chế biến có thể bị ngộ độc. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong khoai tây sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến. Trong vỏ và mầm khoai tây chứa 1 lượng glycoalkaloid, đây là chất dễ gây ngộ độc. Do đó, cần gọt sạch vỏ khoai tây khi chế biến và không ăn những củ khoai tây đã mọc mầm.
- Nhiễm độc Acrylamide, độc tốc này có thể gây hại cho não, hệ thần kinh và tăng nguy cơ bị ung thư. Khoai tây giàu carbohydrate, khi nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nước hoặc quay có thể hình thành hợp chất acrylamit. Độc tố acrylamide được tìm thấy ở trong khoai tây chiên rất cao. Do đó nên hạn chế ăn khoai tây chiên.
Đối tượng không nên ăn khoai tây
Mặc dù ăn khoai tây tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, những đối tượng sau không nên ăn khoai tây:
- Người bị dị ứng với khoai tây. Khi ăn khoai tây lần đầu mà có triệu chứng mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ, khó tiêu, đau đầu hoặc tiêu chảy… thì có thể bạn bị dị ứng nên tránh dùng loại thực phẩm này.
- Người bị tiểu đường: Nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết (Glycemic Index) cao có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, đẩy mạnh sản sinh insulin nên người bệnh không nên ăn quá nhiều khoai tây, nhất là khoai tây chiên.
- Phụ nữ đang có thai nên hạn chế ăn khoai tây vì có thể gây đầu bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng của cả mẹ và thai nhi.
Các món ăn hấp dẫn từ khoai tây
- Khoai tây viên thịt chiên xù
- Khoai tây nướng trứng
- Bánh bao nướng nhân khoai tây phô mai
- Khoai tây xào cay
- Sườn nướng khoai tây
- Súp khoai tây
- Bò hầm khoai tây
- Snack khoai tây trứng muối
Cách trồng khoai tây tại nhà đúng, cho năng suất cao
Để cây hát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, bạn có thể tham khảo cách trồng sau:
Chuẩn bị đất dụng cụ trồng
- Đất tươi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt như đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha
- Chậu nhựa, thùng xốp, bao xi măng, chậu trồng củ chuyên dụng
Chuẩn bị giống
- Củ giống có khối lượng từ 50g trở lên, đường kính của củ tối thiểu 4 – 5cm. Củ giống tươi, không bị sâu bệnh, khỏe mạnh
- Nên chấm xi măng khô vào củ giống để không bị thối nếu mới trồng xong gặp mưa
Tiến hàng trồng
Thúc củ nảy mầm:
- Đặt củ giống vào khay, để nơi thoáng mát để củ nảy mầm, không tưới nước hoặc bón phân lên củ
- Có thể vì củ trong cát ẩm để kích thích củ giống nảy mầm nhanh hơn
- Khi củ nảy mầm khoảng 2 – 3 cm thì đem củ đi trồng
Thực hiện trồng củ khoai tây giống vào chậu:
- Cho đất vào chậu, san bằng mặt đất
- Đào lỗ 10 – 15cm rồi đặt củ khoai tây giống xuống
- Phủ lên trên bề mặt củ giống một lớp đất dày khoảng 2 – 3cm để che kín được mầm cây
- Nên trồng mật độ 3 – 6 củ giống cho 1 mét vuông đất và mỗi củ cách nhau 25 – 30cm để cây có không gian phát triển
- Sau 10 – 15 ngày cây khoai tây sẽ mọc lên đều
Cách chăm sóc cây khoai tây đúng
Quá trình chăm sóc cây khoai tây khá đơ giản, bạn chỉ cần chú ý các yếu tố sau:
- Tưới nước: Luôn giữ ẩm cho đất nhất là giai đoạn mới trồng cây bởi khoai tây khá ưa nước. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà tưới lượng nước vừa đủ. Tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, tránh ảnh hưởng cho mầm non. Không được để chậu trồng khoai tây bị khô nước sẽ làm giảm chất lượng của củ.
- Bón phân: Cây khoai tây cao 50 – 60cm thì bạn cần bón phân để tiếp sức cho cây. Dùng phân hữu cơ bón xung quanh chậu để kích thích cây cho nhiều củ.
- Làm cỏ và phòng ngừa sâu bệnh: Làm sạch cỏ để cây không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng, đồng thời cũng là cách để phòng ngừa sâu bệnh. Mặc dù, khoai tây ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh nhưng cũng cần chú ý để dùng chế phẩm sinh học tiêu diệt sâu bệnh ngay sau khi xuất hiện.
- Thu hoạch: Khi cây ra hoa hoặc lá cây chuyển sang màu vàng thì cây bắt đầu lụi dần là thời điểm thu hoạch khoai tây. Trước khi thu hoạch nên moi đất kiểm tra xem củ đã đủ lớn chưa. Khi củ đủ lớn thì tiến hành thu hoạch bằng cách đổ toàn bộ đất trong thùng ra và gom củ. Để đất khô ráo thuận lợi cho thu hoạch củ thì nên ngừng tưới nước trước đó 2 tuần.
>> Xem thêm: Cây cam đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cho năng suất cao