Rau mồng tơi là loài cây rất phổ biến đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là các bà nội trợ. Cây rau mồng tơi vừa có công dụng làm thực phẩm trong bữa cơm vừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loài cây này.
Nội dung bài viết
Thông tin về cây mồng tơi
- Tên thường gọi: Mồng tơi hay mùng tơi, lạc quỳ.
- Tên khoa học: Basella alba L.
- Tên tiếng anh: Red vine spinach, Creeping spinach, Climbing spinach, Indian spinach, Asian Spinach.
- Nguồn gốc: ở các nước Nam Á, lan tỏa và mọc hoang ở nhiều nước Châu Á nhiệt đới và được trồng ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và còn phát triển đến vùng ôn đới thuộc Châu Á và Châu Âu.
- Phân bố: phổ biến ở Châu Phi, quần đảo Ăngti, Braxin và Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng khắp nơi.
Đặc điểm của cây rau mồng tơi
Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.
- Thân: Dạng dây leo mập và nhớt, thân nhẳn bóng có màu xanh hay tím. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.
- Rễ: Rễ chùm mọc sâu trong đất, thích hợp trên đất tơi xốp.
- Lá: Lá dày hình tim hoặc hình trứng, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống, màu xanh, mọng nước.
- Hoa: Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt.
- Quả: Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5–6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen.
Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi gồm 2 loại là dây tía và dây trắng nhưng loại tía được đánh giá tốt hơn. Trong rau mồng tơi có các chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, đó là:
- Vitamin A, C, B1, B2, PP
- Saponin
- Pectin
- Polysaccharide
- Chất đạm và chất béo
- Tinh bột
- Canxi
- Sắt
- Folate
- Nước
Rau mồng tơi có tác dụng gì?
Lá và ngọn non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn rất mát. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
Ở một số nước Châu Phi và Nam Á quả chín của cây mồng tơi đã được sử dụng để nhuộm, nước ép quả màu đỏ có thể được sử dụng như mực in, mỹ phẩm và chất màu thực phẩm.
Ngoài ra, mồng tơi còn là nguyên liệu chữa một số bệnh như:
- Thanh nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm… ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột ngon miệng, ăn được nhiều cơm mặc cho trời nóng bức…
- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
- Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp chị em bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
- Hỗ trợ làn da tươi trẻ: Lá rau mồng tơi có tác dụng lưu thông khí huyết, có tác dụng dưỡng da giúp da dẻ mịn màng và tươi trẻ.
- Chữa mộng tinh, cải thiện chức năng sinh lý: Rau mồng tơi giúp hỗ trợ điều trị mộng tinh, yếu sinh lý
- Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương: Rau mồng tơi có hàm lượng canxi rất cao nên có thể ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Món ăn từ rau mồng tơi
Một số món ăn ngon từ rau mồng tơi như:
- Rau mồng tơi xào tỏi
- Nộm rau mồng tơi
- Sò lông nấu mồng tơi
- Canh rau mồng tơi nấu ngao
- Canh mồng tơi, mướp nấu tôm
- Canh mồng tơi cua đồng
- Canh mướp mồng tơi
- Canh mồng tơi thịt bằm
- …..
Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng sau không nên ăn rau mồng tơi:
- Người mới lấy cao răng ăn rau mồng tơi có thể tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan được trong nước. Do đó, người mới lấy cao răng không nên ăn rau mồng tơi trong 1 – 2 tuần.
- Người bị sỏi thận: Rau mồng tơi chứa hàm lượng purin cao, hợp chất này đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axít uric làm tăng nguy cơ sỏi thận tiến triển nặng hơn. Các axít oxalic có trong rau mồng tơi là nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu tăng cao khiến cho bệnh sỏi thận phát triển.
- Bệnh nhân đau dạ dày: Rau mồng tơi có chứa hàm lượng chất xơ lớn, người bệnh ăn rau mồng tơi nhiều có thể gây khó chịu, do đó người bị đa dạ dày không nên ăn rau mồng tơi
Quả mồng tơi có ăn được không?
Rất ít người biết, hoa và quả non của cây mồng tơi cũng có thể ăn được, thậm chí là rất ngon. Trong một số hội nhóm trồng rau sạch, chị em có chia sẻ cách chế biến món ngon từ quả non và hoa của mồng tơi. Tương tự như xào rau mồn tơi thông thường, phần ngọn rau có hoa và quả non mồng tơi đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến luộc qua với nước. Sau đó phi thơm tỏi với dầu ăn rồi cho vào xào.
Hoa mồng tơi ăn rất giòn và có vị mát. Còn phần quả non khi nhai nổ lép bép vui miệng. Có nhiều người sợ rằng ăn quả và hoa mồng tơi sẽ bị nhớt nhưng thực chất lá mồng tơi còn nhớt hơn. Ăn hoa, quả mồng tơi giòn chứ không hề bị nhão mềm.
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không?
Không chỉ rau mồng tơi mà bất cứ loại thực phẩm, đồ ăn nào ăn quá nhiều đều không tốt, chỉ nên ăn ở mức vừa phải để phát huy tối đa công dụng, tránh gây phản ứng ngược khi ăn quá nhiều. Như vậy, ăn rau mồn tơi nhiều có tốt không phụ thuộc vào mức độ, liều lượng, cũng như tần suất ăn. Dù rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng thì sẽ khiến cơ thể hấp thụ kém do hàm lượng axit oxalic cao. Chất này có thể liên kết với canxi và sắt làm cho cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Lâu dần, cơ thể sẽ bị thiếu chất và suy nhược.
Cách trồng rau mồng tơi
Có thể trồng rau mồng tơi bằng chậu hoặc khay hoặc có thể cho leo giàn
Cách trồng bằng chậu, khay
Chọn khay nhựa hoặc chậu nhựa có miệng rộng và đáy sâu khoảng 12 – 15cm, kích thước phù hợp với ban công, diện tích sân vườn
Gieo hạt: Có thể gieo trực tiếp lên đất mà không cần ngâm ủ. Đổ đất trồng vào chậu một lớp khoảng 8cm rồi gieo hạt lên trên. Mỗi hạt cách nhau ít nhất 10cm vì khi lớn lá mồng tơi vươn to và rộng. Sau khi gieo hạt xong phủ lớp đất mỏng 0.5cm lên trên và tưới nước nhẹ tạo độ ẩm cho đất. Đều đặn mỗi ngày tưới 2 lần, sau 5 – 7 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Cách trồng bằng phương pháp cho leo giàn
Gieo hạt: Giao khoảng 15 – 20 hạt rau mồng tơi/1 khay rồi lấp đất mỏng lên, tưới nước đều đặn 2 lần/ngày. Khi cây cao khoảng 20cm thì làm giàn để cây leo lên.
Rau mồng tơi có thể trồng ở nơi nắng một buổi hoặc nơi nhiều nắng, không nên trồng ở nơi bị che hết ánh nắng, nếu không cây rau bị vóng cao, thân nhỏ và lá nhỏ. Để cây ăn lá được lâu, mẹo nhỏ là hãy thường xuyên ngắt lá già và ngọn, kích thích được cây đẻ thêm nhiều nhánh và mọc nhiều lá.
Chăm sóc cây mồng tơi
- Tưới nước: Tưới đủ 2 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho đất vào mùa nắng, mùa mưa thì không nên tưới nước quá nhiều làm cho cây bị ngập úng.
- Phân bón: Dùng phân hữu cơ trộn với phân bón lót, bón xong thì cày đất hoặc bón phân theo luống. Trước khi thu hoạch khoảng 7 – 10 ngày thì nên ngừng bón phân đạm để hàm lượng nitrat trong rau không quá cao. Tùy thuộc vào giống, loại đất và giai đoạn sinh trưởng của cây rau mồng tơi mà bón phân lượng phù hợp cho cây.
- Sâu bệnh: Một số loại sâu gây hại cho rau mồng tơi như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy… Do trồng rau tại nhà không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên bạn hãy kiểm tra cây thường xuyên để ngắt bỏ lá bệnh, lá vàng và bắt sâu.
- Thu hoạch: Sau 1 tháng trồng là có thể thu hoạch được rau mồng tơi. Khi thu hoạch nên dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất 5 – 10cm. Sau lần đầu thu hoạch thì 12 – 15 ngày sau sẽ thu hoạch được lứa tiếp theo. Chú ý, nên thu hái rau mồng tơi vào sáng sớm, thu hoạch lúc trời nóng có thể làm rau bị ôi và héo.
>> Xem thêm: Khoai tây giá trị dinh dưỡng, công dụng, cách trồng và chăm sóc đúng